1. Hàng siêu trường siêu trọng là gì? Hàng siêu trường là gì? Hàng siêu trọng là gì?
Theo Điều 12. Quy định về hàng siêu trường, siêu trọng của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì:
Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:
- – Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
- – Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
- – Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
2. Quy định chung về hàng siêu trường siêu trọng:
1. Hàng siêu trường siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
2. Việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.
3. Quy định chung về hàng siêu trường siêu trọng trên đường bộ
Trường hợp cần thiết có thể gia cố để tăng cường khả năng chịu tải của phương tiện vận tải nhưng phải tuân theo thiết kế đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền phê duyệt.
Các bạn lái xe tải chở hàng nặng, chở container cần nắm vững quy định “Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ” được quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 thuộc Chương 4. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về vấn đề này. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau đây:
3.1. Quy định phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
3.2. Quy định lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định:
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
– Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
– Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
– Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
– Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
3.3. Trách nhiệm của bên vận tải hàng siêu trường siêu trọng
– Phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
– Có đủ đội ngũ lái xe, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để sử dụng phương tiện và các thiết bị chuyên dùng.
– Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án (khảo sát hành trình chạy xe, vị trí địa hình nơi xếp dỡ, tốc độ xe đi, giờ đi, điểm đỗ…) vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và công trình giao thông.
4. Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng nghiệp vụ khác gì?
Đối với đường bộ: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ là xe đầu kéo và moc chuyên dụng.
- – Xe đầu kéo mooc lùn (fooc lùn): Xe có kích thước thông dụng là dài 12m rộng 3m3 chiều cao từ 50 Cm đến 1m. Tải trọng từ 30-50 Tấn.
- – Xe đầu kéo mooc sàn rút ( mooc rút): Xe có kích thước thông thường là dài 12m rộng 2m5 cao 1m5 tuy nhiên có khả năng rút dài lên đến 21m. Tải trọng 25-35 Tấn.
- – Xe đầu kéo mooc thủy lực (module thủy lực): Đây là dang mooc có nhiều module có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống, chiều rộng 3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
- – Và một số loại thiết kế chuyên biệt cho vận chuyển khác cho từng mặt hàng chuyên biệt. Như mooc võng, mooc U…
Lưu ý: Đối với phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng 100% phải có giấy phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với đường sông: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường sông là sà lan hầm, sà lan bongton, sà hã miệng. Khi vận chuyển cần lưu ý chằng buộc hàng hóa an toàn trên sà lan và do đơn vị chuyên nghiệp lashing thực hiện. Ngoài ra còn là vấn đề cơ sở hạ tầng cẩu 2 đầu bến vì lý do hàng có kích thước và trọng lượng lớn cần có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.
Đối với đường biển: Đối với vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường biển thì sẽ chia làm 3 loại cơ bản cho 3 dạng tàu vận chuyển là tàu container, tàu rời và tàu roro.
- – Đối với tàu container: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng sẽ sử dụng container chuyên dụng là: Container flatrack, Container platform, Container Open top. Khi vận chuyển hàng sử dụng container chuyên dụng này vấn đề quan trọng nhất là lashing hàng hóa trên cont phải làm đúng chuẩn và đảm bảo tính cân bằng và an toàn, đặc biệt cần giấy chứng nhận lashing từ một đơn vị giám định khi đóng hàng.
- – Đối với tàu rời: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng tàu hàng rời tướng đối phổ biến cho những kiện kích thước quá lớn hoặc quá nặng, và khi cẩu 2 đầu cần cẩu lớn. Vấn đề kho khăn khi vận chuyển hàng bằng tàu rời gồm việc laytime tàu và hàng phù hợp, năng lực xếp dỡ, lashing hàng hóa…
- – Đối với tàu roro: Phương tiện này thường phù hợp với mặt hàng là những loại máy xây dựng, máy công trình nhập nguyên con và chạy trực tiếp lên tàu.
Đối với đa phương thức: Vận chuyển siêu trường siêu trọng đa phương thức được áp dụng vô cùng phổ biến bởi lẽ những kho khan về hạ tầng giao thông kể cả vấn đề chi phí. Thì vận chuyển đa phương thức sẽ áp dụng. Hình thức phổ biến là Xe- sà lan- sà-lan ( tàu biển)- sà lan- Xe. Những vấn đề lưu ý ở đây là:
- – Xác định laytime
- – Năng lực cẩu và chi phí xếp dỡ
- – Lashing
- – Định tuyến vận chuyển đường bộ.
- – Thời gian vận chuyển.