Những điều cần biết khi xin giấy phép vào phố cấm

Phố cấm là gì, quy định phố cấm ?

Phố cấm là các tuyến phố trên nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được quy định xe tải không được phép di chuyển vào phố quy định.

Ngày 21 tháng 01 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND, quy định về phạm vi, thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ. Với quy định rất rõ các tuyến phố được quy định là phố cấm khi các phương tiện giao thông được quy định cụ thể sẽ phải hoạt động theo giờ cụ thể và phải có giấy phép vào phố cấm theo quy định mới được phép đi vào, và các tuyến phố này ngoài việc cắm biển báo ra còn được in phía sau giấy phép phố cấm để các chủ phương tiện được rõ.

Tại Hà Nội, phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ được giới hạn từ phía bên trong đường bao trở vào trung tâm Thành phố của các đường sau: Đường Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng đến ngã tư Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ) – Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Lê Quang Đạo đến đường 70) – Đường 70 (đường Tây Mỗ; đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đường Hữu Hưng; đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) – Văn Khê – Phúc La – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã tư Pháp Vân) – Vành đai 3 (đoạn từ ngã tư Giải Phóng – Pháp Vân đến đường Nguyễn Văn Linh) – Nguyễn Văn Linh – cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên – đường Lý Sơn – cầu Đông Trù – Trường Sa – Hoàng Sa – Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư đường Hoàng Sa đến cầu Thăng Long) – cầu Thăng Long trở vào trung tâm Thành phố (Quy định tại Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 của UBND thành phố Hà Nội).

Mức phạt cho lỗi không có giấy phép đi vào phố cấm ?

Theo quy định, nếu muốn đi vào phố cấm xe tải di chuyển thì các chủ phương tiện phải xin giấy phép nếu không muốn bị công an giao thông phạt.

Trong trường hợp nếu như các chủ phương tiện di chuyển ở tỉnh lên Thành Phố Hà Nội chẳng may nếu bị công an giao thông phạt khi không có giấy phép vào phố cấm thì mức phạt sẽ theo quy định dưới đây:

Hành vi điều khiển xe đi vào đường cấm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài hình thức phạt thức phạt tiền còn áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Xin giấy phép vào phố cấm ở đâu ?

Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép đối với xe tư nhân; công văn đề nghị cấp phép và giấy giới thiệu (ủy quyền cho nhân viên, cán bộ đến liên hệ công tác) đối với cơ quan doanh nghiệp; bản chính và bản sao các chứng minh nhân dân, đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, giấy phép kinh doanh vận tải, lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển, hóa đơn trả hàng (nếu có).


Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:

  • Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);
  • Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);
  • Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);
  • Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);
    Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ

  • Loại giấy phép phố cấm 3 tháng (90 ngày) (tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ở 86 Lý Thường Kiệt): Cấp giờ vào hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, tết).
  • Loại tối đa ba ngày (tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt các Đội CSGT): Cấp 24/24h các ngày trong tuần.

Quy trình xin giấy phép phố cấm ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an Thành phố Hà Nội.

Bước 3: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ

  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được làm thủ tục và cấp giấy phép vào phố cấm. (Làm thủ tục ngày trong ngày).
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả. 

Giấy phép xe đi vào phố cấm sẽ được trả cho khách hàng từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ chủ nhật và ngày nghỉ lễ).

Để xin giấy phép xe vào phố cấm, khách hàng cần phải nộp hồ sơ với những giấy tờ sau:

Đối với xe cơ quan, doanh nghiệp tư nhân: Có công văn gửi chủ đầu tư các dự án trọng điểm để xác định khối lượng hàng hóa cần thiết phải vận chuyển và sau đó Sở quản lý xây dựng chuyên ngành xác nhận, làm cơ sở cho Phòng CSGT xem xét giải quyết cấp phép theo quy định cho từng công trình.

Đối với xe tư nhân: Đơn viết tay hoặc đánh máy trình bày số lượng hàng hóa cần thiết

Sau đó nộp kèm các giấy tờ sau: (bản sao có chứng thực):

  • Chứng minh nhân dân.
  • Đăng ký xe.
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải.
  • Lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (trong trường hợp nếu có).
  • Sau khi nộp hồ sơ, khách hàng tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật và chờ đến hẹn đến lấy kết quả.

Thủ tục xin giấy phép phố cấm mất bao lâu ?

Thông thường thì thủ tục xin cấp phép vào phố cấm mất thời gian khá lâu nên nếu như các doanh nghiệp vận tải và chủ phương tiện có nhu cầu đi vào phố cấm cần chủ động việc xin cấp phép cho xe tải được vào phố cấm sớm để kịp thời gian, các bạn có thể chuẩn bị trước 1 tuần  ( 7 ngày làm việc ) 

Ngoài ra mỗi lần xin chỉ được tối đa 3 tháng – 90 ngày nên các bạn cần chủ động tối đa việc xin giấy phép phố cấm để tránh bị gián đoạn nếu bạn muốn thường xuyên di chuyển trên các tuyến phố cấm.

Cách xin giấy phép phố cấm nhanh nhất, uy tín nhất

Thông thường thì các chủ phương tiện có thể xin cấp phép phố cấm lâu hơn bình thường do không thường xuyên oàm thủ tục cấp phép vào phố cấm,  nên không nắm được nhiều về các bước và giấy tờ cần thiết và cũng do thời gian các bạn di chuyển không quen ở thành phố lớn cũng chưa nắm được thủ tục cấp phép ở cơ sở công an nào được nhanh, vì vậy nếu như thuê đơn vị hay cá nhân chuyên làm về dịch vụ cấp phép vào phố cấm sẽ rút ngắn được thời gian đáng kể cho việc xin cấp phép vào phố cấm.

Tags:
Messenger Messenger
Đại lý Danh sách đại lý
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay

Để lại lời nhắn